Ý nghĩa phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người mù ở Giêrikhô

Trình thuật cứu chữa người mù tại Giêrikhô như kết quả trong tiến trình Đức Giêsu làm sáng tỏ ra cho các môn đệ, và giai đoạn cuối cùng trên con đường tiến vào thành Giêrusalem. Đức Giêsu đã tiên báo ba lần về cuộc khổ nạn của mình khi đến Giêrusalem cho các môn đệ nhưng các ông hoảng sợ và mù tối, và mang những ý tưởng sai lầm về Đấng Mêsia.[8] Sự nhìn thấy của anh mù dường như đối nghịch lại với sự mù tối của các môn đệ.[14] Batimê trở thành khuôn mẫu một tín hữu đích thực, nhờ đức tin dám bỏ mọi sự (vất áo choàng là tài sản duy nhất khi còn mù về thể xác) để đến cùng Đức Giêsu.[15] Đoạn văn người mù thành Giêrikhô đi đôi với đoạn chữa lành người mù tại Bếtsaiđa thành hai đoạn đầu và cuối của một đơn vị văn chương về hành trình của Đức Giêsu trên con đường đến Giêrusalem, trong đó người mù tại Bếtsaiđa được chữa đến hai lần mang biểu tượng cái khó khăn của người môn đệ trong việc chống trả lại sự mù quáng của họ và đức tin còn non nớt của họ, còn trình thuật người mù thành Giêrikhô cho thấy đức tin của các môn đệ tuy còn khiếm khuyết nhưng Đức Giêsu đã chấp nhận cho họ theo mình trong sứ vụ tại Giêrusalem và trong cuộc khổ nạn.[16][2]

Người mù tuyên xưng Đức Giêsu là con vua David, nghĩa là anh ta đã có niềm tin vào Đức Giêsu là Đấng Mêsia. Theo thần học Do Thái, niềm tin vào Đấng Mêsia con vua David là niềm tin của vương quốc phía nam, tức Juđêa.[4] Cái nhìn của người mù rất đúng, cho dù bị mù nhưng anh ta thấy được căn tính thâm sâu của Đức Giêsu, còn những người có mắt lại chỉ nhìn thấy Đức Giêsu ở nơi chốn sinh ra qua tên gọi Giêsu Nadarét.[3]

Liên quan